ht.marketing@ht-cargo.com.vn
  • Tiếng Việt
  • English

Con đường logistics xanh Châu Á

Trong một thế giới lý tưởng, các công ty lớn về sản xuất có thể có lợi từ năng lực sản xuất dự phòng (spare capacity) trong thời gian nền kinh tế bị ngưng trệ để nâng cấp, tái cấu trúc và hoàn thiện việc quản lý hiệu quả nguồn lực và thất thoát. Các cấp quản lý của hàng ngàn công ty sản xuất trong vùng châu Á – Thái Bình Dương cũng đang tìm cách để làm điều này.

Trong nền công nghiệp sản xuất giày ở Trung Quốc, các nhà xuất khẩu tìm kiếm các biện pháp để có thể vượt qua các kiểm tra chất lượng từ phía chính phủ và hải quan, “Chúng tôi đã bắt đầu với một số biện pháp: đầu tiên là những chất liệu thân thiện với môi trường, một loại keo được quốc tế công nhận; thứ hai, là sử dụng giấy tái chế để làm các hộp đựng giày; và thứ ba, chúng tôi đã lắp đặt một hệ thống lọc cho nhà máy sản xuất”. Ông S, một cựu tổng giám đốc của một nhà máy giày cỡ vừa vừa ở Quảng Châu, giải thích.

Ở Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, chính phủ vừa giúp xây một khu phức hợp xử lý chất thải thông thường (common effluent treatment plant – CETP) để xử lý nước thải từ công nghiệp thuộc da, ông L, một nhà xuất khẩu sản phẩm da cho biết.

Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng “xuôi chèo mát mái”. Dựa trên một cuộc khảo sát do nhóm Global Intelligence Alliance thực hiện (một tổ chức đánh giá chiến lược thị trường và tư vấn), còn khá nhiều chuyện phải làm trước khi các chuỗi cung ứng  ở châu Á trở nên “xanh”.

Dựa trên các cuộc phỏng vấn cá nhân với các nhà điều hành trong vùng châu Á – Thái Bình Dương, nhóm này trong tháng 6 năm 2009 rằng Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và Indonesia có thể sẽ là 4 quốc gia đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Ngược lại, các nước châu Á – Thái Bình Dương đã chứng tỏ họ khá kiên cường trong cơn khủng hoảng kinh tế vào năm 2008-2009. Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia tình cờ cũng có những luật môi trường ít khắt khe nhất, dựa trên các số liệu từ Liên Hiệp Quốc.

Những yếu tố chính ngăn cản các hành động xanh hóa thường rơi vào hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Các yếu tố quản lý

Thiếu sự cam kết quản lý và hỗ trợ từ các đối tác trong chuỗi cung ứng. Nhiều công ty cảm thấy sợ hãi giá thành cao trước mắt và thời gian hoàn vốn kéo dài cho những thay đổi để có được các chuỗi cung ứng xanh (green supply chain management-SCM). Nhiều nhà sản xuất không đủ kiến thức về SCM, đặc biệt là những người gây ô nhiểm nhiều nhất, với các chất sử dụng trong ngành công nghiệp thuộc da ở vùng Kolkata… hầu hết các xưởng thuộc da không có sáng kiến để thay đổi hoặc ý định để học hỏi, ông S. nói.

Các trường hợp cố ý làm lơ có thể thấy ở nhiều nơi, với nhiều nhà máy trong nền sản xuất giày ở Trung Quốc “phớt lờ nguồn gốc của da và mức độ thân thiện với môi trường, chỉ cố gắng cho các khách hàng châu Âu và châu Mỹ thấy đội ngũ kiểm tra chất lượng, với một loạt các chất liệu phẩm chất quốc tế, thế thôi,” theo ông L. cho biết.

Trường hợp 2: Các định chế của chính phủ

Những quy định mới về môi trường ảnh hưởng đến kinh doanh toàn cầu vì tất các quốc gia đang bắt đầu dung hòa các định chế về môi trường với nhau. Nó trở nên một hiện tượng toàn cầu. Nó bắt đầu ở một số nền kinh tế lớn và rồi gây ảnh hưởng lan tỏa cho các chuỗi cung ứng ở các vùng khác. Các nước với nền kinh tế mới nổi và những nước kém phát triển từ đó cũng phải theo các quy định này.

Ví dụ, ở châu Âu, các quy định nghiêm ngặt như RoHS, WEEE và REACH buộc các nhà cung ứng ở châu Á và các nước khác phải thay đổi quy trình sản xuất của họ trước, và sau đó các chính phủ ở đó sẽ cố gắng dung hòa luật của họ với thực tế thương mại.

Tuy nhiên, vấn đề lớn ở châu Á vẫn là thực thi các quy định về môi trường. “Chắc chắn là có rất nhiều luật về môi trường – nhưng tôi vẫn chưa biết chính xác chúng như thế nào. Công nghiệp sản xuất da rõ ràng là ngành công nghiệp duy nhất có ở Tây Bengal, do đó chính phủ chắc chắn là phải dễ dãi chút ít”. Ông S. nói.

NHỮNG DẤU HIỆU TÍCH CỰC

Ông S. cho biết: “Cơ hội tốt nhất để thay đổi là qua chính phủ, chứ không phải từ phía khách hàng. Khách hàng thường không có đủ mức độ ảnh hưởng đối với các xí nghiệp thuộc da. Nhưng với các khách hàng kiểu như Walmart và Marks&Spencers thì việc tuân thủ các quy luật môi trường sẽ từ mức độ của nguyên liệu thô. Hiện tại, sự tuân thủ này chỉ dừng ở mức độ của từng xí nghiệp. Nhưng nó sẽ tiếp tục lan tỏa, có thể trong vòng 5 hay 10 năm nữa”.

Từ quan điểm điều tiết, có những dấu hiệu đáng khích lệ trong việc thay đổi cách xử lý “cuối ống dẫn” cho đến “quy trình xử lý và ngăn chặn ô nhiễm” với việc đặt điểm nhấn vào các sản phẩm. Thay vì chỉ đưa ra các quy định như chuẩn khí thải, người ta còn ghi rõ trách nhiệm của nhà sản xuất và các yêu cầu về nguyên vật liệu.

Ví dụ, những luật tương tự như RoHS được thông qua ở những nơi cấm các nguyên vật liệu độc hại; những luật như WEEE mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất và bắt các công ty phải chịu trách nhiệm thu gom rác thải từ quá trình tạo ra sản phẩm của họ.

Các chính phủ trên khắp châu Á đang thay đổi cấu trúc khích lệ và bắt đầu thay đổi, mặc dù đôi lúc khá lưỡng lự. Ví dụ, Trung Quốc vừa thay đổi một hệ thống đánh giá hoạt động bao gồm cả sự bền vững môi trường lẫn tăng trưởng kinh tế.

Và ở Thái Lan, Tòa án Hành chính Trung tâm vừa ký một lệnh ngưng 76 dự án công nghiệp trị giá 12 tỷ đô-la Mỹ ở khu công nghiệp Map Ta Phut do những lý do về môi trường. Mặc dù chính phủ kêu gọi xem xét lại quyết định này và đứng về phía tư nhân, tòa án có thể cuối cùng đóng một vai trò trong việc buộc phải có những thay đổi mang tính hệ thống.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM

Lợi dụng suy thoái kinh tế

Nhiều quốc gia ở châu Á đang được coi là những “căn cứ” cho việc sản xuất và việc hồi phục của các quốc gia này sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Lịch sử cũng cho thấy rằng sự suy giảm nhẹ trong tiêu dùng ở phương Tây có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho các nhà cung ứng châu Á, kể cả nhà sản xuất chính và các nhà thầu phụ. Ngày nay có nhiều tương tác giữa các nhà cung ứng châu Á và thị trường phương Tây.

Global Intelligence Alliance tin rằng các doanh nghiệp phương Tây sẽ sử dụng đòn bẩy này để thúc đẩy sản xuất bền vững, cũng như các thông lệ về logistics và nguồn lực trong vùng châu Á – Thái Bình Dương.

Ví dụ, các khách hàng “cuối nguồn” như Wal-Mart đang tạo áp lực để các nhà cung ứng ở châu Á xanh hóa. Những quy định môi trường khe khắt ở châu Âu buộc các chính phủ bị ảnh hưởng ở châu Á đưa ra các luật tương tự. Thêm vào đó, các công ty bắt đầu thấy được các chi phí hữu hình và lợi ích hiệu quả của một chuỗi cung ứng xanh sạch hơn.

Hiểu rõ từng vùng

Các nhà điều hành toàn cầu cũng phải hiểu biết cặn kẽ thông lệ địa phương và quy luật của mỗi quốc gia châu Á mà họ đang hoạt động để khuyến khích một cách hiệu quả cho những thông lệ xanh.

Nhật Bản đang dẫn đầu ở châu Á, ban hành một bộ luật đầy đủ bao gồm các chính sách môi trường, thay đổi khí hậu toàn cầu, không khí, nước, rác thải và tái chế. Đó là một trong những nước đầu tiên thông qua những luật về trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc thu hồi rác thải. Tuy nhiên không giống luật RoHS Dirctive của EU, nó không có những hạn chế về nguyên vật liệu.

Hàn Quốc cũng đưa ra một bộ luật đầy đủ như vậy; Đài Loan cũng thông qua một bộ luật tương tự và đang trong quá trình thông qua một bộ luật gần giống như RoHS. Trung Quốc cũng thông qua một luật kiểu RoHS và ban hành một bột luật về không khí, nước và chất thải. Thi hành luật vẫn là một vấn đề và vẫn đang phát triển các pháp chế về trách nhiệm mở rộng với các nhà sản xuất.

(www.vlr.vn)